Return to site

[Chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày] Cách tính ngày rụng trứng, ngày an toàn

· Bệnh A - Z

Chu kỳ kinh nguyệt là gì? Cách tính chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày, tính ngày an toàn của chu kỳ 30 ngày,…là những thông tin sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Theo các chuyên gia, hiện nay có rất nhiều cách để tính toán được tương đối, cũng như chính xác chu kỳ kinh nguyệt của mình. Nếu nắm được chu kỳ kinh nguyệt, bạn sẽ lên được kế hoạch mang thai, và có con theo ý muốn. Bên cạnh đó, còn biết cách để phòng tránh việc mang thai ngoài ý muốn.

Bên cạnh đó, việc giám sát chu kỳ kinh nguyệt của bản thân sẽ giúp các chị em biết được chu kỳ có đều đặn không. Từ đó, phòng tránh hoặc kịp thời phát hiện được các bệnh lý khác gây rối loạn chu kỳ kinh. Tránh được tình huống xấu hổ khi bất ngờ “cô bé” ra máu không đúng thời điểm, địa điểm,…

Chu kỳ kinh nguyệt là gì?

broken image

Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý tự nhiên mà bất cứ chị em phụ nữ nào cũng sẽ có khi bước vào tuổi dậy thì. Cũng có thể hiểu, kinh nguyệt là thay đổi sinh lý có tính chu kỳ lặp lại ở cơ thể phụ nữ. Chu kỳ kinh nguyệt bị chi phối bởi sự thay đổi hàm lượng của các hormone sinh dục như Estrogen, LH, Progesterone trong cơ thể và đây cũng là quá trình cần thiết cho mang thai và sinh sản.

  • Thông thường, chị em sẽ bắt đầu xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên khi bước vào tuổi dậy thì (12 – 17 tuổi).
  • Và kết thúc khi chị em bước vào tuổi mãn kinh (45-55 tuổi).
  • Thời gian giữa hai kỳ kinh nguyệt thường là từ 21 đến 45 ngày đối với những người khoảng dưới 18 tuổi. Đây vẫn là giai đoạn dậy thì, nên chu kỳ kinh nguyệt vẫn chưa ổn định.
  • Khi được trên 18 tuổi, chu kỳ kinh nguyệt sẽ ổn định và đều đặn hơn. Ở thời điểm này, chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày.
  • Thời gian hành kinh xuất hiện thường xảy ra trong khoảng từ 2 đến 7 ngày
  • Tùy từng cơ địa của mỗi người mà thời gian của một vòng chu kỳ kinh nguyệt kinh nguyệt, và thời gian chảy máu cũng khác nhau.

Chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày phản ánh điều gì?

Chu kì kinh nguyệt 30 ngày là hiện tượng sinh lý tự nhiên của người phụ nữ lặp đi lặp lại hàng tháng. Nó hoạt động dưới sự tác động của các hormone sinh dục, giúp người phụ nữ thực hiện được thiên chức làm vợ, làm mẹ. Cho tới khi chị em mãn kinh, buồng trứng không còn chức năng sinh sản được nữa.

Khi còn xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt, chứng tỏ người phụ nữ vẫn còn khả năng sinh nở. Đồng thời, nếu đang trong ngày hành kinh thì chị em ít khả năng mang thai.

Trước mỗi ngày “đèn đỏ” xuất hiện, chị em sẽ gặp phải hội chứng tiền kinh nguyệt. Đó là cảm nhận thấy cơ thể có sự thay đổi rõ rệt như: đau tức ngực, đau bụng dưới, tâm trạng nhạy cảm, buồn bực hoặc dễ khóc hơn so với bình thường. Sở dĩ có hiện tượng như vậy là do sự thay đổi của các hormone nội tiết gây ra.

Chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày có bình thường không?

Như đã nói ở trên, chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ thường kéo dài từ 21-35 ngày. Nếu chị em có chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày là hoàn toàn bình thường. Và nếu chu kỳ này diễn ra ổn định liên tục trong một thời gian dài nó cho thấy bạn đang có tình hình sức khỏe rất tốt. Do đó, nếu đều đặn chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày, thì bạn không cần phải lo lắng.

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày

Nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày, có thể tình như sau:

  • Điểm cuối của thời kỳ rụng trứng là ngày 30 -12 = 18.
  • Điểm trên của thời kỳ rụng trứng là ngày 18 – 5 = 13.
  • Vậy thời điểm dễ thụ thai rơi vào ngày thứ 13 đến ngày thứ 18 của chu kỳ.
  • Ngày rụng trứng có thể rơi vào ngày thứ 15 của chu kỳ.

Các biểu hiện trong chu kỳ kinh nguyệt

Trong những ngày diễn ra hành kinh, cơ thể của chị em cũng bị ảnh hưởng ít nhiều, do bị mất đi một lượng máu nhất định. Tuy nhiên, những biểu hiện này hoàn toàn bình thường, chị em không cần phải quá lo lắng.

Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà các biểu hiện trong chu kỳ kinh nguyệt gặp phải sẽ khác nhau. Có người chỉ bị đau lưng nhẹ, nhưng cũng có người bị đau bụng dữ dội. Kèm cảm giác đau lưng, có thể mệt mỏi. Biểu hiện chu kỳ kinh nguyệt thường gặp như:

  • Có thể xuất hiện mụn trứng cá, da nhờn hơn, cảm giác đau tức ngực, căng ngực,
  • Cảm giác mệt mỏi, tính khí thất thường, dễ nổi nóng, cáu giận.
  • Có thể thèm ăn các đồ ăn chua, đồ ăn mát.
  • Khi diễn ra kinh nguyệt, cuộc sống bình thường, sinh hoạt của các chị em sẽ bị ảnh hưởng nhiều.
  • Do mất máu, cơ thể cũng sẽ mất sắt. Tuy nhiên lượng sắt bị mất trong chất lỏng kinh nguyệt tương đối nhỏ so với hầu hết phụ nữ. Nhưng nếu chảy máu quá nhiều, kéo dài hàng tháng thì có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu ở phụ nữ.

Cách tính ngày rụng trứng, ngày an toàn khi chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày

Bệnh cạnh đó, những chị em có chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày, ổn định. Rất dễ để chị em tính được ngày trứng rụng. Qua đó, chị em có thể biết được một cách tương đối ngày thụ thai cũng như tránh thai an toàn.

 

Nếu bạn có kinh nguyệt ổn định liên tục từ 6 tháng trở lên, chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày thì ngày rụng trứng thường là ngày thứ 16 trong chu kỳ (Chị em có thể lấy 30 -14 ngày). Nếu các cặp đôi đang muốn sinh con, thì thời điểm quan hệ tình dục để dễ thụ thai chính là từ ngày thứ 13 đến ngày thứ 18 của chu kỳ.

 

Trường hợp bạn không mong muốn mang thai, thì nên tránh kiêng quan hệ vào ngày rụng trứng. Hoặc sử dụng biện pháp tránh thai an toàn, để tránh trường hợp dính bầu.

 

Nếu trứng không gặp được tinh trùng, không có sự thụ tinh xảy ra, trứng sẽ chết cùng với lớp nội mạc tử cung bong tróc ra tạo thành kinh nguyệt. Hiện tượng này sẽ xuất hiện đều đặn hàng tháng, chứng tỏ người phụ nữ không mang thai. Đôi khi ngày kinh nguyệt có đến sớm hoặc chậm 1-3 ngày vẫn là bình thường.

 

Tùy vào cơ địa của mỗi người mà số ngày hành kinh có thể kéo dài từ 2-7 ngày. Tuy nhiên, nếu ngày kinh chỉ có 1 ngày hoặc kéo dài quá 10 ngày, thì đây là dấu hiệu không bình thường. Bạn nên đi khám kiểm tra để tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời.

 

Vừa rồi là những thông tin về chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày, cách tính ngày rụng trứng, ngày an toàn của chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày. Hi vọng rằng, bài viết đã giúp ích được cho chị em.