Return to site

[Chu kỳ kinh nguyệt an toàn] Cách tính đơn giản, dễ hiểu nhất

· Bệnh A - Z

Chu kỳ kinh nguyệt là gì? Chu kỳ kinh nguyệt tính từ ngày nào? Cách theo dõi chu kỳ kinh nguyệt an toàn,… Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về chu kỳ kinh nguyệt.

Chu kỳ kinh nguyệt là gì?

broken image

Chu kỳ kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý tự nhiên ở nữ giới. Kinh nguyệt thường bắt đầu ở độ tuổi dậy thì (12-16 tuổi) và kéo dài cho đến tuổi tiền mãn kinh (45-55 tuổi). Khi kinh nguyệt xuất hiện, cho thấy khả năng sinh sản của phụ nữ bắt đầu hoạt động.

Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài khoảng từ 28-32 ngày, và có tính chất lặp đi lặp lại hàng tháng. Chu kỳ kinh nguyệt sẽ diễn ra các hoạt động chính như: hành kinh, phát triển nang trứng, làm dày nội mạc tử cung, rụng trứng và thoái hóa nội mạc trứng.

Trong chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể người phụ nữ trưởng thành sẽ phóng thích một trứng, đôi khi là hai trứng. Trước khi phóng noãn, nội mạc tử cung, bao phủ bề mặt tử cung. Sau khi phóng noãn, nội mạc tử cung thay đổi để chuẩn bị cho trứng thụ tinh làm tổ và hình thành thai kỳ.

Nếu thụ tinh và thai kỳ không xảy ra, tử cung loại bỏ lớp nội mạc và bắt đầu một chu kỳ kinh. Khi kinh nguyệt xuất hiện, cũng là dấu hiệu cho thấy bạn không có thai. Nếu nắm được ngày “đèn đỏ” của bản thân, chị em có thể dễ dàng tính được chu kỳ kinh nguyệt an toàn để phòng tránh việc mang thai ngoài ý muốn một cách hiệu quả.

  • Thời gian của một vòng kinh được tính từ ngày đầu tiên có kinh của chu kỳ này đến ngày đầu tiên có kinh nguyệt của chu kỳ tiếp theo. Có thể chênh lệch từ 3, 5 ngày cũng là bình thường.
  • Trường hợp vòng kinh ngắn hơn 21 ngày được gọi là mau kinh.
  • Dài hơn 35 ngày được gọi là kinh thưa.
  • Ngày kinh nguyệt thường kéo dài 3-4 ngày, tối đa không quá 7 ngày được xem là bình thường.
  • Ngày kinh nguyệt dài hơn 7 ngày được gọi là rong kinh.
  • Lượng máu mất đi trong một lần hành kinh khoảng 50-80ml.
  • Trước và trong những ngày “đèn đỏ” chị em sẽ gặp phải tình trạng đau bụng nhâm nhẩm, đau thắt lưng là điều bình thường.
  • Trường hợp đau bụng dữ dội, nôn mửa, tím tái mặt mày,…cần chủ động đi khám ngay.

Bảng tính chu kỳ kinh nguyệt – Chu kỳ kinh nguyệt tính từ ngày nào?

Tính được chu kỳ kinh nguyệt an toàn, sẽ giúp chủ động hơn trong việc phòng tránh thai. Hoặc biết cách tính ngày rụng trứng để thụ thai dễ dàng hơn. Cũng như lường trước được những vấn đề có thể xảy ra trong ngày đèn đỏ.

Vậy chu kỳ kinh nguyệt tính như thế nào? Bác sĩ Vũ Thị Thanh Dung, chuyên gia sản phụ khoa của Phòng khám Đa khoa Quốc tế cho biết: một chu kỳ kinh được tính từ ngày đầu tiên thấy kinh cho đến ngày đầu tiên của lần tiếp theo. Cụ thể như:

  • Bước 1: Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình bằng cách đánh dấu vào ngày đèn đỏ xuất hiện. Đây sẽ là ngày bắt đầu của chu kỳ kinh nguyệt.
  • Bước 2: Tiếp tục theo dõi cho tới ngày xuất hiện đèn đỏ tiếp theo và đánh dấu lại. Đây là ngày kết thúc của chu kỳ kinh.
  • Bước 3: Từ bước 1 và bước 2, bạn sẽ có được ngày bắt đầu và ngày kết thúc của chu kỳ kinh, từ đó tính được chu kỳ kinh của mình.
  • Bước 4: Theo dõi liên tục trong vòng 6 tháng, bạn sẽ có thể tính được chu kỳ kinh nguyệt trung bình của mình, từ đó bạn có thể tính được ngày đèn đỏ tiếp theo sẽ ghé thăm.

Ví dụ :

  • Thời gian bắt đầu kỳ kinh nguyệt lần 1 là ngày: 1/5/2019
  • Thời gian bắt đầu kỳ kinh nguyệt lần 2 là ngày: 29/6/2019
  • Như vậy, chu kỳ kinh nguyệt của bạn là 29 ngày.

Chu kỳ kinh nguyệt an toàn

Chu kỳ kinh nguyệt an toàn, hay còn gọi là ngày an toàn. Đây là thời điểm trứng đã rụng hết hoặc chưa rụng trứng. Lúc này trứng không thể gặp tinh trùng để thụ tinh. Quan hệ vào những ngày này, tỷ lệ mang thai dưới 10%.

Nếu những cặp đôi không muốn có thai thì quan hệ trong thời điểm này sẽ tránh thai an toàn và hiệu quả nhất.

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt an toàn

Bước 1: Thực tế có rất nhiều người băn khoăn chu kỳ kinh nguyệt tính từ ngày nào, để từ đó tính ra ngày an toàn cho việc quan hệ. Chị em sẽ theo dõi xem ngày xuất hiện đầu tiên của chu kì kinh nguyệt và ngày xuất hiện đầu tiên của chu kì kinh nguyệt sau và ghi lại số ngày.

 

Bước 2: Sau đó áp dụng công thức tính ngày quan hệ an toàn và tính ngày rụng trứng dễ thụ thai nhất như sau:

  • Lấy số ngày ngắn nhất của các chu kì trừ đi 18 (Lấy ví dụ trong số các chu kì bạn theo dõi ngắn nhất là A-27 ngày). Tức là: n1=A-18=27-18=9 (ngày thứ 9)
  • Lấy số ngày dài nhất của các chu kì trừ đi 11 (ví dụ trong các chu kì bạn theo dõi số chu kì kinh nguyệt có ngày dài nhất là B-31 ngày). Tức là: n2=B-11=31-11=20(ngày thứ 20.)
  • Như vậy thời gian dễ thụ thai là từ khoảng n1-n2 tức là từ ngày thứ 9-20 của chu kì kinh nguyệt. Chính vì vậy mà muốn tránh thai an toàn bằng cách tính ngày thì khoảng thời gian ngoài ngày thứ 9-20 của chu kì là những ngày an toàn khi quan hệ vợ chồng.

Lưu ý: Tuy nhiên khi tính ngày quan hệ an toàn các bạn nên cộng thêm 3 ngày trước ngày n1 và 3 ngày sau ngày n2 để hiệu quả tránh thai được cao nhất. Tức là nếu trong trường hợp trên thì ngày quan hệ an toàn là từ ngày 23 của chu kì cho đến ngày thứ 6 của chu kì sau.

Ngày an toàn của chu kỳ 30 ngày

Ngày an toàn của chu kỳ 30 ngày, chị em hãy lấy, ngày dài nhất của chu kỳ kinh nguyệt trừ đi 11 (30 - 11 = 19 ngày). Vậy thời điểm không an toàn sẽ được tính từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 19 của chu kì kinh nguyệt.

Trong những ngày này, nếu bạn muốn “quan hệ tình dục”, thì cần sử dụng biện pháp tránh thai an toàn.

Nếu phụ nữ có trên 2 chu kỳ ngắn hơn hoặc kéo dài hơn như thế thì phương pháp tính ngày chuẩn sẽ không hiệu quả.

Tóm lại, nếu có khoảng cách giữa các kỳ kinh nguyệt dài nhất và ngắn nhất lần lượt là 31 và 26 ngày thì khoảng thời gian dễ có thai là từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 21. Trừ những ngày đó ra là ngày an toàn của bạn.

Quan hệ sau ngày rụng trứng (đèn đỏ) có an toàn không?

Bác sĩ Thanh Dung cho biết, với những cặp đôi không muốn sinh con, việc lựa chọn thời điểm quan hệ là vô cùng cần thiết. Tuy quan hệ sau ngày rụng trứng thì khả năng thụ thai sẽ rất thấp nhưng không phải là không thể xảy ra.

 

Do vậy, để đảm bảo an toàn, không bị vỡ kế hoạch, các cặp đôi nên lưu ý một số vấn đề sau.

  • Sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn như bao cao su, đặt vòng tránh thai, thuốc tránh thai,…
  • Kiểm tra bao cao su trước khi quan hệ, tránh tình trạng rách, trầy, không đúng kích cỡ
  • Sau khi quan hệ cần phải vệ sinh vùng kín sạch sẽ để tránh tình trạng viêm nhiễm nặng do các loại vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
  • Không được chủ quan khi quan hệ xuất ngoài, không dùng bao cao su cũng có thể khiến bạn đứng trước nguy cơ có thai ngoài ý muốn
  • Giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, lo lắng quá mức khi quan hệ
  • Không được quan hệ quá nhiều lần trong ngày gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
  • Không nên sử dụng bao cao su hết hạn sử dụng hoặc không có xuất xứ rõ ràng, bán trôi nổi trên thị trường
  • Nam giới cần cân nhắc kỹ khi sử dụng thuốc kéo dài thời gian quan hệ tình dục, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.

Vừa rồi là những thông tin về chu kỳ kinh nguyệt an toàn, cách tính và theo dõi chu kỳ kinh,… Hi vọng rằng bài viết trên đã giúp ích được cho chị em.